Tìm đến các hội nhóm bùng app, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều “chiến tích lẫy lừng” của một số bạn khi họ đã bùng tới hàng chục app. Và Senmo cũng là tổ chức không ngoại lệ trong số thành tích trên, tuy nhiên chớ vội mừng vì bạn có thể sẽ gặp rắc rối lớn trong tương lai. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ rõ về cách thức mà Senmo đòi nợ, hãy theo dõi nếu bạn chưa hiểu về vấn đề này.

Bạn biết gì về Senmo?

Công ty TNHH Gofingo Việt Nam chính là tổ chức đứng sau dịch vụ vay tiền Senmo, đây là nền tảng vay tiền thông minh có sự kiểm soát của công ty này.

Đặc điểm dịch vụ của Senmo là hỗ trợ khoản vay tín chấp, khách hàng không cần tài sản đảm bảo để được phê duyệt. Ngoài ra khi vay ở đây, bạn có thể nhận tiền ngay mà không phải đợi từ cả tuần như ngân hàng.

Senmo các khoản tiền đều vay trực tuyến, đó cũng là lý do mà nhiều khách hàng tin chọn tổ chức. Vay nhah, lãi suất hợp lý, hồ sơ rất đơn giản, chỉ yêu cầu giấy tờ CMND/CCCD.

Vì thuộc kiểm soát của công ty tài chính có kinh nghiệm lâu năm như Gofingo, nên Senmo rất dễ tiếp cận khách hàng, không phải vì đặc trưng của dịch vụ mà chính vì sự thâm niên của công ty.

Vay Senmo không trả có sao không?

Vay Senmo không trả là bạn đã vi phạm cam kết trong hợp đồng của tổ chức, đối với bất kỳ tổ chức tài chính nào cũng vậy, khi trốn tránh khoản nợ bạn sẽ bị tổ chức xử lý theo các quy định từ trước.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có các quy định xử lý riêng (gọi điện đòi nợ, đăng lên mạng xã hội, bán nợ..). Quy trình xử lý việc bùng tiền khách hàng sẽ được minh họa trong nội dung phía dưới.

Senmo đòi nợ thế nào? Quy trình ra sao?

Không tổ chức tài chính nào muốn khách hàng của mình thanh toán chậm hoặc cố ý bùng tiền, ngay cả Senmo cũng vậy. Được biết, Senmo đòi nợ trong thời gian dài và chúng được thể hiện qua quy trình như sau:

Nhắc nhở

Senmo luôn có bộ phận thu hồi nợ và công việc mỗi ngày của họ là kiểm tra các hồ sơ gần đến hạn, quá hạn để nhắc nhở trả nợ. Thông thường trước thời hạn từ 1- 2 ngày bạn đã nhận được cuộc gọi từ bộ phận này.

Tần suất nhắc nhở lúc này chỉ dừng lại ở mức thông báo, tuy nhiên nếu bạn đã quá hạn mà chưa thấy phản hồi thì tần suất gọi điện sẽ cao hơn. Đa phần các cuộc gọi không dừng lại ở việc trao đổi bình thường mà sẽ là những lời đe doạ, chẳng hạn như tăng lãi suất hay liệt kê vào nợ xấu.

Truyền thông

Thông tin của khách hàng đăng ký sẽ được công khai, chia sẻ lên mạng xã hội là cách thức thứ 2 mà nhân viên áp dụng. Có thể hồ sơ của bạn sẽ xuất hiện trên các hội nhóm nợ xấu, bùng vay và đương nhiên có thể là viết chạy quảng cáo bôi nhọ để người khác dễ tiếp cận.

Tìm đến nhà

Dựa trên địa chỉ đã được cấp trên hợp đồng, nhân viên sẽ trực tiếp đến nhà để làm phiền bạn thay vì cách thức đòi nợ trực tuyến trước đó.

Giai đoạn này vô cùng quyết liệt, nhân viên sẽ công khai khoản nợ thu hút sự chú ý từ người thân đến những người xung quanh. Đương nhiên họ làm mọi cách để bạn xấu hổ để phải trả nợ ngay lập tức.

Bán nợ

Khoản vay của bạn và hồ sơ đi kèm sẽ được bán cho tổ chức khác một cách công khai. Senmo sẽ gửi thông về quá trình mua bán nợ này qua email. Sau đó đơn vị này sẽ tìm nhiều cách khác nhau truy thu khoản tiền gốc và lãi mà bạn đang chưa thanh toán.

Ra toà

Nếu khách hàng phớt lờ Senmo sẽ tìm cách xử lý, lúc này tổ chức sẽ khởi kiện khách hàng. Với tổ chức như Senmo, đơn vị thừa khả năng cho bạn vào vòng lao lý bởi họ là tổ chức tài chính lớn trong nước.

Senmo cho vay nặng lãi đúng không?

Senmo không khác gì tổ chức cho vay nặng lãi hay gọi cách khác là tín dụng đen. Bạn hãy xem lãi suất và các phí khác tổ chức áp dụng, chúng khó chấp nhận bởi nó rất cao so với khoản vay ngân hàng.

Mặc dù vậy, chúng ta cần phải thông cảm bởi lãi suất và phí cao mới duy trì được dịch vụ này. Khách hàng không cần phải gặp trực tiếp, điều kiện dễ và thời gian giải ngân nhanh.

Điều đặc biệt là dù có cho vay nặng lãi, tổ chức cũng không ép buộc khách hàng tìm đến bởi trên thực tế khoản vay được tạo ra dựa trên sự đồng ý của bạn. Ngoài ra, thông tin trong hợp đồng cũng được đề cập rõ ràng, bạn có thể lưu lại để sử dụng khi cần thiết.

Bùng tiền Senmo có nợ xấu không?

Đối với các tổ chức tài chính có sự quản lý của nhà nước hoặc do ngân hàng nhà nước công nhận, khi quá hạn thanh toán sẽ có tên trong danh sách nợ xấu CIC.

Đối với Senmo, đây chỉ là tổ chức trên danh nghĩa là hoạt động tài chính, không có sự quản lý của nhà nước vì vậy khi quá hạn hoặc bùng tiền sẽ không nằm trong danh sách nợ xấu hệ thống CIC.

Tuy nhiên bạn vẫn bị liệt vào các cá nhân nợ xấu của Senmo và đối tác của họ. Không được vay tiền lần 2 tại đây.

Bạn cũng có thể thấy, chính sách lãi suất rất khác biệt và trái quy định so với nhà nước, do đó bùng vay Senmo khả năng cao bạn không mắc nợ xấu.

Vừa rồi cũng là quy trình Senmo đòi nợ đến các khách hàng vi phạm, đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định bùng tiền. Như đã nói, dù lãi suất cao hay tín dụng đen thì bạn vẫn phải chấp nhận thanh toán nếu như đã ký kết hợp đồng. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here